Berberine loại thần dược cho những người bị cholesterol cao

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng hợp chất này vì nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Berberine cũng có thể dẫn đến kernicterus, một loại tổn thương não hiếm gặp do có nồng độ bilirubin cao.


Berberine (một hoạt chất của cây hoàng liên) là một dược thảo có trong vỏ, thân, rễ một số loại cây trên khắp thế giới. Bạn cũng có thể tìm thấy berberine ở dạng viên uống bổ sung tại các cửa hàng thực phẩm sức khỏe. Những lợi ích mà hợp chất này mang lại vô cùng to lớn nên rất được ưa chuộng trong y học Ấn Độ và Trung Quốc hàng thế kỉ qua để điều trị nhiều bệnh từ tiểu đường cho đến nhiễm trùng. Do có màu vàng đặc trưng, một số nước cũng sử dụng berberine để nhuộm vải.

Trong những năm gần đây, berberine chiết xuất từ các loại cây cũng đã được nghiên cứu để điều trị viêm, ung thư, viêm khớp và suy tim. Một số bằng chứng thậm chí còn cho thấy rằng tinh chất này có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol và triglyceride máu.

Kết quả nghiên cứu khả quan về berberine

Mặc dù có vài nghiên cứu về tác động của berberine tới mức lipid trên con người nhưng đa phần là được tiến hành trên chuột đồng và chuột bạch. Các hợp chất này đã được chiết xuất từ nhiều loại thảo mộc, bao gồm gốc mao lương hoa vàng và cây hoàng liên.

Các nhà khoa học dùng khoảng 100 đến 250 mg berberin cho 1 kg trọng lượng cơ thể động vật mỗi ngày, kết quả là hợp chất này có thể giảm đến 31% tổng lượng cholesterol máu. Ngoài ra, nồng độ triglyceride máu cũng hạ xuống gần 32% và nồng độ cholesterol xấu LDL chỉ còn 25% nhưng không ảnh hưởng lớn đến cholesterol tốt HDL.

Đối với nghiên cứu trên con người, berberine có thể giúp hạ cholesterol máu ở những người có nồng độ cholesterol máu cao. Dùng 500 mg hai lần mỗi ngày trong 3 tháng làm giảm cholesterol xấu LDL và triglyceride ở những người có nồng độ nhưng lại không thay đổi được đáng kể chỉ số cholesterol HDL.

Berberine hạ cholesterol như thế nào?

Các nhà khoa học đã đưa ra một vài giả thuyết về cách berberine làm giảm cholesterol dựa trên các nghiên cứu gần đây. Họ cho rằng berberine có khả năng tăng số lượng thụ thể LDL ở gan giúp thải bớt cholesterol LDL ra khỏi cơ thể. Berberine cũng xuất hiện với vai trò đường truyền tín hiệu cho việc tạo chất béo trong cơ thể và có thể ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo từ ruột non tương tự như phytosterol.

Có nên dùng berberine để làm giảm cholesterol hay không?

Các nghiên cứu về việc sử dụng berberine giúp giảm cholesterol rất khả quan, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng berberine vì hợp chất này có thể gây tổn thương não cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Bạn có thể tìm thấy một lượng lớn tinh chất này trong các sản phẩm từ thảo dược và thực vật như:

Rễ cây goldenseal (tên khoa học Hydrastis canadensis L);
Rễ nho Ohio (tên khoa học Berberis aquifolium);
Hoàng liên gai (tên khoa học Berberis vulgaris);
Hoàng liên (tên khoa học coptis chiensis).
Mỗi loại cây thảo dược khác nhau sẽ chứa hàm lượng berberine nhất định. Ví dụ, cây mao lương hoa vàng có thể chứa từ 1-6%. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra nhãn thuốc về thành phần thay vì lượng thảo mộc trong mỗi viên uống và tiêu thụ khoảng 500 mg 2-3 lần một ngày để thấy được hiệu quả trong việc hạ cholesterol.

Rủi ro và cảnh báo khi uống berberine

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng berberine hoặc bất kỳ loại thảo dược nào có chứa hợp chất này. Các tác dụng phụ bao gồm đau đầu, đầy hơi và buồn nôn. Berberine có thể tương tác với các thuốc khác mà bạn đang dùng.

Berberine an toàn cho người lớn nhưng phụ nữ mang thai hoặc cho con bú phải hết sức chú ý khi dùng loại thuốc này.

Các nhà sản xuất phải có trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm an toàn cho con người và không chứa chất phụ gia có thể gây hại.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng hợp chất này vì nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Berberine cũng có thể dẫn đến kernicterus, một loại tổn thương não hiếm gặp do có nồng độ bilirubin cao.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *